Arabica sinh trưởng tốt tại độ cao 900 – 2000m so với mực nước biển, lượng mưa 1,500-2,500mm/năm, nhiệt độ thích hợp từ 15- 25 độ C. Arabica có tán cây nhỏ, lá có hình dạng oval và màu xanh đậm, quả cà phê có hình bầu dục. Khi trưởng thành, cây có thể đạt độ cao từ 2,5m – 4,5m. Thậm chí, có nhiều cây mọc trong điều kiện hoang dã có thể đạt tới chiều cao 10m.
Cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao nhưng khó trồng và chăm sóc, năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Thời gian thu hoạch thường là từ 3 – 4 năm sau khi trồng. Arabica có tuổi thọ khoảng 25 năm tuổi. Ở điều kiện tự nhiên, cây cà phê này có thể đạt tới tuổi thọ 70 năm.
Cafe Arabica rất đa dạng chủng loại. Có khoảng 125 giống cà phê thuộc chi Arabica. Các dòng phổ biến và được nhiều người biến đến như: Typica, Bourbon, Heirloom, Catimor hay Catuai. Mỗi dòng Arabica sẽ có những đặc điểm hương vị khi thưởng thức. Ngoài ra, mỗi loại cũng sẽ có yêu cầu canh tác khác nhau nên sản lượng cũng như vùng miền phân bố cũng không giống nhau.
Nếu có điều kiện, cà phê hạt và tự xay sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực từ môi trường đến chất lượng hạt cà phê. Cà phê nguyên chất cũng luôn thơm ngon hơn so với cà phê bột loại đã được cà nhà sản xuất cho thêm các hương liệu nhất định để bảo quản được lâu hơn. Tuy nhiên, dù là cà phê hạt thì việc bảo quản cà phê vẫn rất quan trọng.
Để bảo quản cà phê hạt, bạn nên tự rang cà phê hạt trước rồi sau đó cất giữ & bảo quản cà phê đó vào trong hũ đựng cà phê. Khi nào hết bột cà phê thì hãy lấy ra xay. Làm như vậy bạn sẽ tiết kiệm thời gian và xay bất cứ khi nào bạn cần. Nếu bạn mua hạt cà phê đã rang sẵn (loại này khá phổ biến) thì hãy kiểm tra ngày rang với người bán. Thời điểm rang cà phê là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn cà phê giúp bạn đánh giá được độ tươi mới của cà phê. Bạn nên chọn cà phê rang xay được rang trong khoảng từ năm ngày cho đến 2 tuần.
Các điều kiện bảo quản khác của cà phê hạt cũng tương tự cà phê bột, hãy tránh tối đa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không khí để hạt cà phê không bị mất đi hương vị.
Tuy nhiên, đối với cà phê hạt, nếu bạn mua nhiều một lúc, bạn có thể chia thành những phần nhỏ và cho vào các túi zipper (túi kín khí) hoặc túi hút chân không, sau đó gói bằng giấy bạc và để trong ngăn đá tủ lạnh. Với phương pháp này, bạn có thể lưu trữ được hạt cà phê trong vòng một tháng. Khi dùng, hãy lấy hạt cà phê ra và để nhiệt độ phòng cho hạt cà phê tan hết đá sau đó xay ra bột.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý không bao giờ được đông lạnh hạt cà phê thêm 1 lần nữa. Hãy đảm bảo bạn dùng hết cà phê mỗi lần lấy ra khỏi ngăn đá, hoặc lưu trữ ở nơi thoáng mát và tránh áng nắng. Nguyên tắc không để ở ngăn mát tủ lạnh vẫn cần được áp dụng đối với bảo quản cà phê hạt.
Để có một ly cà phê thơm ngon đúng khẩu vị, bảo quản cà phê rang xay nói dễ mà không dễ, nói khó cũng chẳng khó. Hãy nằm lòng các nguyên tắc bảo quản cà phê trên đây để luôn giữ được hương vị nguyên chất đặc trưng của cà phê mỗi khi pha nhé.
Bảo quản cà phê vô cùng quan trọng để tránh mất đi hương thơm và mùi vị đặc trưng của loại đồ uống này. Cà phê bột và cà phê hạt sẽ có những cách và yêu cầu riêng để bảo quản cà phê, tốt nhất chỉ nên giữ trong bình khô, sạch, có nắp đậy thật kín, để ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Lưu ý sau mỗi lần sử dụng bạn nên đậy kín nắp lại để hạn chế việc mùi hương của cà phê bị phân tán mất và cũng để tránh không khí lọt vào làm ẩm mốc cà phê.
Đối với cà phê đã xay bạn cũng cần tuân thủ những nguyên tắc trên. Cà phê bột rất dễ hút ẩm nên hãy cẩn trọng với việc giữ cà phê bột trong bình. Bạn nên đảm bảo chiếc bình đó hoàn toàn kín. Sau mỗi lần sử dụng hãy đậy kín nắp để tránh cà phê bị nhiễm ẩm gây mốc hỏng.
Một số người nghĩ cà phê nên được bảo quản trong tủ lạnh như những loại thực phẩm khác, nhưng suy nghĩ đó là sai hoàn toàn. Việc làm đông lạnh cà phê không những không giúp giữ mùi vị cho cà phê mà còn làm giảm chất lượng cà phê.
Nhiệt độ thấp trong tủ lạnh sẽ làm ngưng tụ phần tinh dầu sinh ra từ hạt cà phê sau khi rang chín, điều này làm cho cà phê mất đi hương vị thơm ngon vốn có. Ngoài ra, cà phê để trong tủ lạnh sẽ hấp thụ hết mùi từ trong tủ lạnh, ngấm vào cà phê khiến cho cà phê không chỉ mất đi mùi hương mà còn làm thay đổi mùi vị của cà phê theo một cách không mong muốn.
Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê Chè theo tiếng Việt (danh pháp là: Coffea arabica) có nguồn gốc từ các loài cà phê bản địa của vùng cao nguyên tây nam Ethiopia. Đây là một trong những giống cà phê đầu tiên được trồng, và vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành cà phê trên thế giới cung ứng cho khoảng 70% sản lượng toàn cầu.
Qua nhiều thời đại, đã có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc và sự hình thành của cà phê. Tuy nhiên, người ta biết rằng cây cà phê dại (Coffea arabica) là một loài thực vật bản địa của Ethiopia, nơi nó được phát hiện vào khoảng năm 850 sau Công nguyên. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới được công bố trong gần đây bởi Tiến sĩ Sarada Krishnan và cộng sự đã cung cấp bằng chứng di truyền đầu tiên cho thấy cây cà phê mọc ở Nam Sudan thực sự hoang dã, không có sự can thiệp của con người và do đó đại diện cho một nguồn gốc có thể có khác của cà phê Arabica.
Do đó, có thể nói các khu rừng cao nguyên của Ethiopia và Nam Sudan được coi là cái nôi của cà phê Arabica; mà còn là vùng mà loài người nguyên thủy bắt đầu chinh phục thế giới. Các loài Arabica hiện tại có nguồn gốc từ những cây tổ tiên được tìm thấy trong rừng nguyên sinh của thung lũng Rift nổi tiếng, một trong những sự kiện địa chất đáng kinh ngạc nhất trên Trái đất. Ngày nay, một số cây Arabica hoang dã vẫn đang phát triển trong một số khu rừng này (Britta Folmer, The Craft and Science of Coffee, 2016).
Loài C.arabica đặc hữu hiện nay còn rất ít ở Ethiopia, trong khi hầu hết các quần thể cây trồng cà phê Arrabica hiện hữu là kết quả của sự lai tạo hỗn hợp. Chỉ có ở Ethiopia, người ta mới có thể tìm thấy các cây các cây cà phê Arabica tự nhiên trong rừng nhiệt đới ở nguyên tây nam Ethiopia hay bên kia biên giới các nước láng giềng như Đông Nam Sudan và phía bắc Kenya. Những giống cà phê phát triển trong các khu rừng của Ethiopia, đã trải qua một quá trình canh tác bởi con người, chúng thường có chất lượng rất cao nhưng rất nhạy cảm với các sâu, bệnh hại.
Lịch sử phổ biến cà phê Arabica bắt đầu vào thế kỷ thứ 8 khi một số hạt được vận chuyển từ Ethiopia đến Yemen, nơi chúng được người Ả Rập gieo trồng cho đến cuối thế kỷ 14, những người đã trở thành nhà cung cấp cà phê duy nhất trong khoảng 100 năm. Sau đó, cà phê tiếp tục mở rộng ở các nước xa như Ấn Độ, Tích Lan (nay là Sri Lanka), Java và Indonesia, đây những đồn điền thương mại đầu tiên được bắt đầu.
Trong thế kỷ 16, cây cà phê Arabica đã được mang từ Ethiopia đến Yemen. Sau đó, trong thế kỷ 17 – 18, các cây cà phê Arabica nói chung (vì mỗi giống Bourbon và Typica đều có những hành trình của riêng mình) đã phân tán ra toàn thế giới, Trong đó ta có thể tóm tắt như sau:
Xem ngay: caphetunhien.com và https://chonongsanonline.com/dashboard để biết thêm thông tin bổ ích về cà phê Arabica nhé!