Lạp sườn gác bếp

(0 Đánh giá)

Được bán bởi:
Hùng Bò

Giá bán:
190,000 VND /kg

Số lượng:
(45 Còn hàng)

Tổng giá:
Chia sẻ:

Đặc điểm nổi bật

Điều kiện sử sụng

Xem thêm Thu gọn
Được bán bởi
Hùng Bò
26 bia truyền thống , PHƯỜNG 1 , HUYỆN BÌNH CHÁNH , TP. Hồ Chí Minh
(0 Phản hồi khách hàng)

Lạp sườn Tây Bắc hay còn được gọi là Lạp Xưởng Tây Bắc là món ăn quanh năm của đồng bào Tây Bắc, một trong những món ăn nổi tiếng trong thực đơn đặc sản Tây Bắc dành cho bạn, bởi với họ thì không quá khó để cho ra một tuyệt phẩm ẩm thực như vậy. Lên Tây Bắc mùa này, khi cái lạnh chơm đông ngồi sum vầy quanh đống lửa để thưởng thức cơm lam, lạp sườn, thịt hun khói thì còn gì bằng.


Lạp sườn gác bếp Sơn La là đặc sản nổi tiếng vùng núi rừng Tây Bắc. Lạp sườn gác bếp Sơn La có mùi của nắng vùng cao, của khói bã mía, thoảng hương vị gừng, của rượu, của lá mắc mật, hạt mắc khén thơm ngon đặc biệt. Khi ăn có vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ, vị thơm của gia vị hòa quyện với nhau.

Lạp sườn gác bếp (hay người miền nam còn gọi lạp xưởng) , lạp sườn hun khói là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc vùng miền núi Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Sơn La. Lạp sườn gác bếp Sơn La có hương vị thơm ngon đặc biệt riêng, đã tạo lên một món đặc sản vô cùng hấp dẫn, mang đậm nét văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc.
Đối với người Sơn La, lạp sườn gác bếp hun bằng khói của bã mía đã trở thành món ăn truyền thống, sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày và là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Không ai nhớ rõ nguồn gốc của món lạp sườn gác bếp này, nhưng theo các cụ cao niên thì có lẽ món lạp sườn gác bếp bắt nguồn từ những ngày còn khó khăn, mỗi năm gia đình chỉ thịt một con lợn, dùng làm nhân gói bánh chưng và một ít làm cỗ Tết. Số thịt còn lại vì không để được lâu nên những người dân đã nghĩ ra cách chế biến thành lạp sườn gác bếp để bảo quản được lâu dài. Theo thời gian, lạp sườn hun khói đã trở thành món ăn quen thuộc mà độc đáo, góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của người dân Sơn La.

Phải nói rằng cách chế biến và bảo quản của người dân Tây Bắc rất hay, chỉ dựa vào củi đun và khói bếp mà đồ ăn được lưu giữ cả năm, giúp họ vượt qua cả mùa đông rét mướt, khó nuôi trồng mà không bị đói. Cách làm rất thủ công ấy vậy mà hơn hẳn cả các loại thuốc bảo quản thực phẩm ngày nay, lại đảm bảo an toàn. Lạp sườn gác bếp được hun khói dưới than hồng lửa đỏ chuyển dần sang màu cánh gián với thời gian hun khói khác nhau tùy theo mỗi gia đình.
Lạp sườn gác bếp hiện nay được bày bán nhiều ở siêu thị. Tuy nhiên để thưởng thức món lạp sườn gác bếp đúng cách, có vị cay cay của ớt, gừng, có vị thơm ngon của lá mắc mật và hạt mắc khén thì phải là món lạp sườn gác bếp Sơn La. Cách làm lạp gác bếp Sơn La cũng không khác nhiều so với cách làm lạp sườn của những người tân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi Tây bắc Việt Nam.

Nguyên liệu chính của món lạp sườn gác bếp là thịt lợn và ruột non của lợn. Ngoài nguyên liệu chính từ thịt lợn, để có món lạp sườn hun khói Sơn La thơm ngon, người ta cần có những loại gia vị không thể thiếu như: gừng, ớt, rượu trắng, đường, muối, hành khô và đặc biệt không thể thiếu món gia vị trứ danh đặc sản Tây Bắc- hạt mắc khén Sơn La.
Hàng năm khi dịp tết đến khắp các bản làng vùng cao lại nô nức rủ nhau mổ lợn, tùy vào điều kiện và nhu cầu mà chung đụng nhau. Thịt làm nhân bánh, làm thịt hun khói, món nướng gói lá mắc mật, kho, luộc… để ăn trong dịp tết dài ngày. Trong các món trên thì món lạp sườn, thịt hun khói, thịt gác bếp không thể thiếu được. Nhà có điều kiện làm nhiều, nhà không có điều kiện thì làm ít. Khi mổ lợn bao giờ người ta cũng dành lại ít lòng non và thịt để làm lạp sườn hun khói.

Lòng non để làm lạp sườn phải chọn đoạn lòng đắng vì phần này dai và khá dày, làm lạp xường mới được. Lòng non được rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó là rượu gạo có nồng độ cao để làm sạch và khử mùi, đến khi lòng chỉ có màu trắng thì đạt tiêu chuẩn.
Để làm nhân lạp sườn gác bếp người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xường sẽ khô, xác, mỡ nhiều, lạp xường sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xường là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, sau đó được ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây bắc. Đối với cách làm lạp sườn gác bếp Sơn La, thịt phải được băm nhỏ, thường không dùng máy để xay thịt vì sẽ không mang lại cảm giác ngon khi thưởng thức món lạp sườn treo gác bếp Sơn La. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp sườn sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng.
Một nét riêng biệt của lạp sườn gác bếp Sơn La mà không nơi nào có được đó là các loại gia vị đều mang đậm hương vị của nhiều loại cây rừng như gừng núi, hạt tiêu rừng, mắc mật, quế, các loại thảo quả, và đặc biệt là hạt mắc khén và hạt dổi của núi rừng Sơn La… Tất cả đều được xay nhỏ và được pha trộn với nhau theo tỷ lệ của từng mùa.
Công việc phức tạp nhất là nhồi lạp xường. Với một chiếc phễu và một chiếc đũa, từ từ dồn thịt vào cho đầy phần lòng non đã chuẩn bị, cứ nhồi được chừng hai ba mươi phân thì buộc lại thành khúc. Thỉnh thoảng lại lấy kim châm vài chỗ cho khí thoát ra để lạp xường khỏi nứt. Khi làm, lạp sườn gác bếp Sơn La phải được nhồi thật chặt, có độ bóng, căng nhưng không được để lạp sườn bị rách.
Sau khi nhồi xong lạp sườn, người ta sẽ phơi lạp sườn trong nắng từ 2 đến 3 ngày. Sau khi phơi nắng, lạp sườn sẽ được treo lên gác bếp để làm chín và sấy khô. Đây cũng chính là lý do cho ra đời tên gọi lạp sườn gác bếp Sơn La.Trong cách làm lạp sườn gác bếp Sơn La, lạp sườn phải được hun khói dưới than hồng, đỏ lửa liên tục trong vài ngày. Củi dùng để hun lạp sườn phải là củi lấy từ núi đá than sẽ đượm và hồng lâu. Hoặc người dùng bã mía khô để hun lạp sườn. Thời gian lạp sườn được hun khói, treo trên gác bếp phụ thuộc vào độ khói, độ dầy của lạp sườn. Thời gian hun khói lạp sườn có thể lên đến một tuần. Sau khi hun khói, lạp sườn sẽ chuyển dần sang màu cánh gián và có thể sử dụng được.

Khi ăn lạp sườn gác bếp, để nguyên cả khúc đem chiên chín, sau mang thái lát, Khi ăn chấm với mắm gừng hoặc tương ớt thêm chút rau thơm gia vị tùy theo khẩu vị hoặc cách bày món ăn của mỗi người, mỗi vùng. Khi thưởng thức lạp sườn gác bếp Tây bắc ta thấy có mùi của nắng vùng cao, có hương lửa của rừng thoang thoảng mùi gừng, mắc mật, mắc khén hương vị của núi rừng Sơn La. Điều đáng nói và dễ nhận thấy nữa là bà con chỉ làm lạp xường từ những chú lợn bản đen được duy trì từ bao thế hệ của người vùng cao, lạp sườn sẽ có được vị dai của lòng, vị ngọt của thịt, vị ngậy của mỡ và vị thơm của gia vị vùng Tây Bắc hòa quyện với ăn rất ngon miệng, nếu nhâm nhi trêm chút rượu thảo dược Tây bắc, thì thật là không gì sánh bằng.
Lần đầu thưởng thức món lạp sườn gác bếp, có thể nhiều người dùng chưa thể cảm nhận được hết cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn, nhưng khi đã quen thì vị thơm ngon của các loại gia vị, vị bùi bùi, đậm, ngọt của thịt nạc quyện với chút mùi khói sẽ khiến chúng ta nhớ mãi. Lạp sườn gác bếp Sơn La mang hương vị đậm đà của quê hương, khiến người ăn cảm nhận được sự gần gũi, mộc mạc của món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó là tình cảm đằm thắm của con người nơi đây, tạo nên dấu ấn không thể quên trong lòng du khách gần xa khi tới Sơn La.

Món lạp sườn gác bếp trứ danh vùng Tây Bắc ăn quanh năm lúc nào cũng thấy ngon ấy, hợp cả ăn kèm cơm và món nhậu. Làm đãi khách hoặc làm quà tặng độc đáo. Ngày xưa, chỉ đến ngày Tết, lạp sườn mới được làm và bày bán nhiều, nhưng ngày nay, hầu như có quanh năm và dần trở thành món ăn truyền thống của người Sơn La.
Thành phần gồm: Thịt lợn, lòng lợn và các gia vị ớt, mác khén, hạt dổi, tương ớt, tiêu
Hạn sử dụng bảo quản trong ngăn đá trong vòng 3 tháng

Chưa có nhận xét nào cho sản phẩm này.