Bột mì không hòa tan trong nước nhưng có khả năng hút nước rất mạnh, dễ trương nở. Ở nhiệt độ khoảng 620C – 670C, bột mì sẽ hồ hóa và trở thành một khối đông dính. Sự có mặt của gluten trong thành phần protein của bột mì tạo nên sự khác biệt so với các loại bột khác.
Khi mua bột mì về, bạn sẽ chỉ sử dụng khoảng một phân nửa hoặc 2/3 gói bột mì bạn đã mua, phần còn lại bạn sẽ cột thun và cất trong tủ, đó cũng là một phần của cách bảo quản để có thể sử dụng cho lần sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đựng bột mì trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn nhiệt cao bởi nhiệt độ sẽ dễ làm biến đổi bột mì. Và mỗi khi dùng xong phải đậy kín nắp vì bột dễ bị ẩm sẽ vón cục. Không trộn bột cũ và bột mới vì như vậy sẽ rất dễ dẫn đến hư hỏng. Với 2 cách trên, bạn cũng có thể bảo quản bột trong tủ lạnh để chất lượng luôn tươi ngon và thời gian sử dụng lâu dài hơn.
Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nhưng người ta thường chia bột mì thành 2 loại chính là bột mì đen và bột mì trắng. Bột mỳ trắng là loại được qua xử lý nhiều hay ít bằng phương pháp tự nhiên hoặc sử dụng chất hóa học để xử lý hoặc lấy từ lúa mì trắng. Còn bột mì đen được làm từ lúa mì đen. Ngoài việc phân biệt bột mì như trên thì người ta còn chia theo từng công dụng của bột mì, chẳng hạn như dựa trên hàm lượng protein có trong bột. Theo đó, bột mì được chia thành các loại như sau:
Bột mì đa dụng hay bột mì thường (All Purpose Flour):
Đúng như tên gọi của nó, đây là loại bột mì được mọi người biết nhiều nhất và công dụng của bột mì này được các thợ làm bánh sử dụng thường xuyên trong các công thức làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato… Loại bột mì đa dụng này không chứa bột nổi.