Lục trà hay còn gọi là trà xanh. Loại trà này được sản xuất từ lá non của những cây chè xanh. Lá chè sau khi thu hoạch sẽ trải qua một quá trình sơ chế và sấy khô. Quá trình này giúp trà sau khi hãm có được mùi thơm, màu sắc đẹp mắt và hương vị trước chát, hậu ngọt thơm ngon. Đặc biệt, một số loại trà được ướp thêm hương phổ biến như lục trà nhài (lục trà lài), trà sen, trà sâm dứa, trà sói (gọi theo các tên loại cây/ hoa được ướp vào trà)…
Lục trà thường được ướp thêm hương hoa tạo vị thơm (Ảnh: Internet)
Lục trà là nguyên liệu để pha chế những tách trà thơm ngon, gắn liền với nghệ thuật trà đạo của người Việt. Đây cũng là nguyên liệu chính để pha chế một số thức uống đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay như: trà sữa, trà đào, trà vải, trà dưa hấu, trà nhãn…
Trên thị trường có rất nhiều loại trà khác nhau. Trong đó, lục trà và hồng trà là loại được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn hai loại trà này. Để hiểu rõ hơn về lục trà và hồng trà, mời bạn cùng Dạy Pha Chế Á Âu so sánh sự khác nhau sau đây:
Lục trà: thu hoạch – làm héo – diệt men – vò – làm khô.
Hồng trà: thu hoạch – làm héo – vò – lên men – làm khô.
Trong đó, điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại trà là nằm ở 2 công đoạn: diệt men đối với lục trà nhài và lên men đối với hồng trà.
Diệt men là công đoạn xử lý lá trà với nhiệt độ cao. Men là chất xúc tác thúc đẩy các phản ứng hóa học giữa oxy trong không khí với các thành phần trong lá chè. Khi xử lý lá chè ở nhiệt độ cao, phần men này sẽ mất đi, các phản ứng hóa học không xảy ra, giúp giảm đắng, chát, giữ màu xanh và “khóa hương” ban đầu của lá chè.
Công đoạn lên men của hồng trà diễn ra như sau: lá chè sau khi thu hoạch sẽ được làm héo rồi vò để làm rách các lớp biểu bì, tạo điều kiện thuận lợi cho oxy tiếp xúc và làm biến đổi các thành phần hóa học có trong lá chè. Quá trình này sẽ giúp hồng trà có hương vị và màu sắc riêng biệt.
Lục trà sau khi hãm có màu sắc và hương vị rất giống lá chè tươi. Nước trà thường có màu xanh nhạt hoặc vàng nhẹ. Khi thưởng thức trà xanh, bạn sẽ cảm nhận được độ đắng, độ chát nhẹ và cuối cùng là vị ngọt hậu đọng lại trong khoang miệng. Lục trà xanh sẽ có độ chát cao hơn so với hồng trà do nhóm chất polyphenol được giữ lại nhiều hơn.
Lục trà sau khi hãm thường có màu xanh hoặc vàng nhạt (Ảnh: Internet)
Hồng trà sau khi hãm thường sẽ có màu sắc từ vàng đậm, đỏ nâu hoặc nâu đen. Tùy theo chất lượng lá chè mà hồng trà sẽ có màu sắc khác nhau. Thông thường, nếu hồng trà sản xuất từ búp chè non, nước trà sẽ có màu vàng. Nếu hồng trà sản xuất từ lá chè già hơn và lên men nhiều hơn thì nước trà sẽ có màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Về hương vị của hồng trà cũng rất phong phú, đôi khi bạn sẽ cảm nhận được mùi chocolate, mùi trái cây hay mùi mạch nha ngọt ngào…
Để hãm lục trà thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, các nghệ nhân pha trà thường sử dụng nước có nhiệt độ từ 70 – 80 độ C. Nếu bạn sử dụng nước có nhiệt độ quá cao sẽ làm tanin và caffeine trong trà chiết xuất ra nhiều, làm trà bị đắng và chát. Thời gian hãm lục trà là từ 2 – 3 phút.
Để pha trà xanh bạn nên sử dụng nước nóng 70 – 80 độ C (Ảnh: Internet)
Khác với lục trà, hồng trà thường được pha bằng nước có nhiệt độ cao hơn, từ 80 – 90 độ C. Do nồng độ các thành phần hóa học trong hồng trà thấp nên bạn cần sử dụng nước có nhiệt độ cao để chiết xuất toàn bộ chúng ra khỏi lá trà. Chính vì thế, thời gian pha hồng trà cũng lâu hơn, từ 3 – 5 phút.
Theo nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, trong lục trà chứa hàm lượng chất EGCG cao. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây nên bệnh ung thư. Bên cạnh đó, chất EGCG trong lục trà đặc biệt tốt cho làn da và mái tóc như:
Làm chậm quá trình lão hóa
Chống viêm da, giảm rụng tóc…
Trong lục trà có các nhóm chất polyphenol và catechins giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Uống lục trà thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ đt quỵ, tai biến. Ngoài ra, lục trà còn có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và tăng cường chức năng não…
Uống lục trà thường xuyên có thể giúp trẻ hóa làn da (Ảnh: Internet)