quả nhót có vị chua và chát, tính bình nên không những không gây nóng, mà còn giúp chữa trị ho có đờm, hen xuyễn,...
Quả nhót là một loại quả tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Mỗi mua nhót chín, những đứa trẻ hay người lớn, ai ai cũng chuẩn bị một túi nhót chấm muối ớt. Thời học sinh bỏ nhót vào balo mang tới lớp và những giờ giải lao với đồng nghiệp làm một vài quả nhót chua vừa ăn vừa nói chuyện thì hết ý.
Cây
nhót có tên khoa học là Elaeagnus Latifolia L. Cây lót, hồi đồi tử là những tên
gọi khác của nhót.
Nhót
thuộc loại cây bụi, chúng có lớp vảy trắng, là những hạt tròn xếp sát nhau ở
bên ngoài, kẻ cả ở thân cây, lá và quả. Khi quả còn xanh thì lớp vảy này bám chắc.
Khi quả chín thì lớp vảy mềm, dễ tan ra khi bị chà xát mạnh.
Loại
cây trái này được trồng phổ biến ở miền Bắc. Nhót không những ăn sống và còn được
nấu canh chua. Tất các các bộ phận của cây nhót đều có công dụng đối với sức khỏe
khi có thể tạo ra những bài thuốc rất hay.
Quả
nhót có hình bầu dục thon dài. Khi chín thì quả chuyền tử màu xanh sang màu đỏ
như quả ót. Đặc tính của chúng là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín.
Mỗi
năm có 2 vụ nhót, đó là vụ từ tháng 2-4 và tháng 8-10. Do đó, bạn gần như có thể
thưởng thức chúng quanh năm.
Hiện nay, nhót được trồng trong chậu để làm bonsai phục vụ cho cả nhu cầu thư giãn, giải trí của con người.
Công
dụng của quả nhót với sức khỏe
+
Quả nhót
Chữa
ho: Sử dụng 10 quả nhót xanh, 10 quả quất, 10g trần bì. Nấu thành nước uống, mỗi
ngày uống 1 ly và chia ra đủ 3 lần uống
trong ngày.
Chữa
tiêu chảy: Chuẩn bị 10 quả nhót xanh, rễ cây nhót 4g cùng rễ cây mơ 2g. Rửa sạch
các nguyên liệu, mỗi ngày uống 1 ly và chia ra đủ 3 lần uống trong ngày.
Chữa
ho hen, khó thở: Cần có 10g nhót/ngày, nấu thành nước hoặc hãm thuốc, bột. Uống
cho đến khi chứng bệnh thuyên giảm.
+
Lá nhót
Lá
nhót có vị chát, tính bình, có tác dụng giảm ho sốt. Trong lá quả nhót chứa nhiều
polyphenol, saponozit, tanin giúp kháng khuẩn, ngay cả với những chủng vi khuẩn
gram. Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra lá nhót kháng viêm, chống viêm cấp và
mãn tính. Do đó, người ta thường dùng lá nhót để chữa phế hư, ung nhọt, khái
huyết, khái thấu khí suyễn.
Chữa vết thương ngoài da: Bạn lấy 1 ít lá nhót, rửa sạch rồi giã nát. Dùng đắp trực tiếp vào vết thương chảy máu, chỉ sau một vài giây thì máu sẽ ngừng chảy.
Trị
ho ra máu: Bạn cần có 24g lá nhót, 15g đường kính. Đun nước nóng rồi hãm lá
nhót như hãm trà. Cho một chút đường vào uống cùng để giảm vị chát. Mỗi ngày uống
2 lần, uống sau bữa ăn bạn nhé. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết bệnh.
Trị
tiêu chảy, kiết lỵ: Chuẩn bị 30g lá nhót tươi hoặc 12g lá nhót khô, sao vàng hạ
thổ rồi sắc với 0,4l nước đến khi chỉ còn 100ml. Mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn.
Chỉ sau khoảng 2-3 tuần thì bạn sẽ hết bệnh.
Trị
nhiều đờm, hen suyễn: 16g lá nhót, 12g lá táo ta. Sao vàng các nguyên liệu này
rồi giã nát. Tiếp tục cho hạt cải bẹ 6g, hạt củ cải 6g sao vàng. Co toàn bộ
chúng vào sắc thật sắc, chia uống mỗi ngày 3 lần trước khi ăn nhé.
Những
lưu ý khi ăn
Bạn không nên ăn nhiều nhót, chỉ nên ăn tối
đa 10 quả/ngày. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện dị ứng với nhót thì cần dừng
lại.
Chỉ nên ăn nhót sau bữa cơm khoảng 30 phút,
tránh ăn khi đói vì có thể gây ra triệu chứng cồn ruột, đau bụng.
Rửa sạch nhót trước khi ăn, nhớ loại bỏ lớp vảy
bên ngoài để tránh gây hại cho cơ thể.
Nhót có thể bảo quản lâu được trong tủ lạnh.
Nhưng tránh chọn những quả có tẩm thuốc kích thích bạn nhé.
Muốn cơ thể được khỏe mạnh, không chỉ có ăn
nhót mà bạn cần kết hợp cùng các loại trái cây, rau củ khác để bổ sung đa dạng
dinh dưỡng.