Đặc điểm
Những nụ hồng còn khép chặt sẽ được người ta thu hoạch và sấy khô hoặc phơi nắng để làm trà hoa hồng, vì khi hoa đã nở sẽ rất khó để làm trà. Với kỹ thuật ướp trà đặc biệt kèm theo các bước điều chế tỉ mỉ sẽ cho ra trà hoa hồng thơm ngát và có vị chua nhẹ đầu lưỡi.
Công dụng
Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
Giảm căng thẳng, stress
Cải thiện vóc dáng và làm đẹp da
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và đường tiêu hóa
Giúp cải thiện bệnh tim mạch và ung thư
Cách dùng
Pha nụ hoa hồng với táo đỏ:
Nguyên liệu: 20g nụ hồng khô, 15g táo đỏ, nước sôi
Cách làm: Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cho nụ hồng khô và táo đỏ vào ấm và cho nước sôi vào ngâm trong vòng 10 phút là có thể thưởng thức ngay. Ngoài ra, bạn có thể cho vào một số loại hoa khác ngoài táo đỏ như hoa nhài, hoa cúc.
Nụ hoa hồng khô, mật ong, gừng và trà túi
Nguyên liệu: 20g nụ hồng khô, 10g gừng lát, 10ml mật ong và 1 gói trà túi lọc
Cách làm: Trước tiên, bạn cho gói trà túi lọc vào ấm trà có nước sôi ngâm từ 3 đến 5 phút. Sau đó, bạn cho nụ hồng khô, gừng lát và mật ong vào ấm trà và bắt đầu thưởng thức.
Những lưu ý khi uống trà nụ hoa hồng
Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 5 đến 20g trà hoa hồng.
Trà hoa hồng không nên uống khi đói bụng vì sẽ làm mất cân bằng acid và kiềm trong dạ dày, gây khó khăn trong việc trao đổi chất của cơ thể.
Không nên kết hợp trà hoa hồng với trà xanh vì sẽ làm giảm tác dụng của trà hoa hồng
Các mẹ bầu không nên uống trà hoa hồng vì trà này kích thích lưu thông máu, thúc đẩy co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày mở túi sản phẩm