Atisô là cây thảo lớn, cao
1 - 1,2m, có thể đến 2m.
Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc
so le; phiến lá xẻ thùy sâu
và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và
ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy
lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn
bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng.
- Thành phần của Atiso:
Lá Atiso chứa:
Acid hữu cơ bao gồm:
Acid Phenol: Cynarin (acid
1-3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân ( Acid Cafeic, acid
Clorogenic, acid Neoclorogenic)….
Hợp chất Flavonoid ( dẫn
chất của Luteolin), bao gồm: Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid),
Scolymozid (Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid)
Thành phần khác:
Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.
- Công dụng của Atiso:
+ Chống oxy hóa phong phú
và ngăn ngừa ung thư.
+ Giải độc gan và cải thiện
sức khỏe tiêu hóa.
+ Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
+ Hàm lượng chất xơ cao và
hỗ trợ giảm cân.
+ Ngăn ngừa kiểm soát bệnh
tiểu đường.
+ Chữa thiếu máu và thiếu
sắt.
+ Làm đẹp da.
+ Chống thiếu máu.
+ Cải thiện chức năng não
+ Tăng cường sức khỏe túi
mật.
+ Cải thiện sức khỏe
xương.
+ Có ích cho người mang
thai
Mỗi ngày nên uống 2-3 lần.
Pha 2g cao atisô với 200ml nước ấm cho 1 lần uống. Tốt nhất nên uống giữa 2 bữa
ăn hoặc cách bữa ăn 30 phút. Để tăng thêm hương vị, có thể dùng chung với đường
hoặc mật ong.
Vì là hợp chất cô đặc nên
cao Atisô có tính thẩm thấu, nên sử dụng liên tục 10-15 ngày để đạt được hiệu
quả cao. Atisô được biết đến với nhiều công dụng và lợi ích cho cơ thể nhưng
không nên lạm dụng, sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đên sức khoẻ.
Đối với hoa Atisô sấy khô
và trà Atisô, nên buột chặt miệng túi sau khi sử dụng, không để không khí
tràn vào khiến Atisô bị oxy hóa, lại vừa tránh được các loại côn trùng.