Theo một số nơi khi cô gái đi lấy chồng bố mẹ thường tặng 10 quả nhãn tươi hoặc long nhãn để phòng tân hôn với ngụ ý chúc cho đôi trẻ luôn chia ngọt sẻ bùi, phú quý giàu sang và nhớ về quê cha đất tổ.
Cây nhãn sai quả
Quả nhãn lồng hưng yên
Cây nhãn còn được gọi là quế viên có Tên khoa học : Dimocarpus longan thuộc loại bồ hòn – Sapindaceae
Có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc.
Cây nhãn thuộc loại cây ăn quả thân gỗ, nhiều cành nhánh,sống lâu năm,có chiều cao khoảng 3-10m.Thân cây nhãn có vỏ cây xù xì, màu nâu xám.Lá nhãn màu xanh đậm, thuôn dài, mép nguyên, mọc so le, rộng 2,5–5 cm,dài khoảng 7-20 cm. Hoa nhãn màu vàng nhạt, với các hoa nhỏ mọc dày đặc thành chùm kẽ lá hoặc đầu cành, hoa nở vào tháng 2,3,4 hàng năm.Quả nhãn hình tròn, vỏ màu vàng xám, ra quả vào tháng 7-8 hàng năm, có cùi thịt màu trắng trong bọc lấy hạt đen láy.
Nhãn có rất nhiều loại : nhãn xuồng, nhãn trơ cùi, nhãn tiêu da bò, nhãn nước, nhãn lồng…
Cây nhãn thuộc loại cây thân gỗ khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, ít sâu bệnh, có tính thích ứng rộng, chịu lạnh, chịu nóng tốt hơn vải.
Nhiệt độ phù hợp cho nhãn sinh trưởng, phát triển làm 21-27 độ, mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn khoảng 25-31 độ.
Nên trồng nhãn nơi rộng rãi, thoáng gió, nhiều nắng, tuy nhiên nhãn vẫn chịu bóng được nhưng sẽ ít hoa và quả.
Trồng nhãn trên nhiều loại đất từ đất tốt đến nghèo dinh dưỡng, đất mặn nhưng không ưa đất sét nặng: phù sa, đất thịt, đất đồi… nên trồng đất có tầng dầy trên 70 cm, tỷ lệ mùn 2% với độ chua nhẹ pH từ 5,5-6,5 , thoát nước tốt, tuy nhiên nhãn bị ngập 5-7 ngày không chết.
Vườn nhãn khi đang có hoa
Khi nhãn còn nhỏ nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển nhanh và ra hoa, kết quả, khoảng 2 ngày/ lần giữ cho mặt đất ẩm. Khi cây trưởng thành không cần tưới nhiều mà theo lượng mưa tự nhiên, những vườn có nguy cơ ngập cần có hệ thống thoát nước và dự trù máy bơm khỏi vườn khi cần thiết.
Bón phân cho nhãn cần chú ý đến thời kỳ và độ tuổi để bón điều độ: Cây nhãn nhiều năm tuổi, lượng thu hoạch > 100kg quả tươi/năm bón 1kg P2O5 +2kg N 2kg K2O.
Bón theo thời kỳ:
– Lần 1 bón khoảng tháng 8-9 sau khi thu hoạch quả nhằm giúp cây phục hồi, lần này nên bón phân chuồng.
– lần 2 bón vào đầu tháng 2 để tạo mầm nuôi lộc xuân và hoa, nên sử dụng 30% phân đạm, 30% kali và 20% lân
– Lần 3 bón thúc vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 để cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa, tăng khả năng đậu quả và cành phát triển, nên sử dụng 10-20% phân đạm.
– lần 4 bón cuối tháng 6 đầu tháng 7 để quả có dinh dưỡng phát triển, nên bón 20% đạm và 40% kali còn lại
Sau khi cây trưởng thành hoặc mỗi vụ thu hoạch chúng ta cần tỉa bỏ cành yếu, cành bị che khuất hoặc cành vượt, cành sâu bệnh… để cây ra ngọn non đồng loạt và hưởng đầy đủ nắng, dinh dưỡng.
Nên trồng nhãn vào cuối mùa mưa vào khoảng tháng 10-11 dương lịch để cây có đà phát triển vào mùa nắng. Nếu trồng vào tháng 5-6 cần chú ý thoát nước cho cây vì đất chặt quá dễ làm cho cây bị nghẹt , thối rễ và chết.
Cây nhãn là loại cây ăn quả mang lại nhiều giá trị thiết thực trong đời sống:
Thông tin liên hệ đặt hàng:
Tìm hiểu thêm mẹo chăm sóc thú cưng tại Blog Thuần Ngon Petshop.